Xem thêm
Lĩnh vực xây dựng nhà ở của Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong 8 tháng vào tháng 11. Tuy nhiên, chỉ số PMI sản xuất đã không đạt được các giá trị dự đoán. Các nhà đầu tư có lẽ đang phòng ngừa rủi ro bằng tài sản thực.
Lĩnh vực xây dựng nhà ở của Mỹ đạt mức cao nhất trong 8 tháng vào tháng 11, cho thấy các nhà xây dựng đang tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết các đơn đặt hàng tồn đọng bất chấp hạn chế nguồn cung tiếp tục và tình trạng thiếu lao động.
Theo các báo cáo chính thức được công bố vào thứ Năm, tháng trước, số lượng nhà ở dân cư bắt đầu tăng 11.8% lên 1.68 triệu theo năm. Các nhà kinh tế ước tính rằng tổng mức tăng trưởng trung bình trong tháng 11 đạt 3.1% so với tháng trước, trong khi mức tăng trưởng là 1.57 triệu USD.
Giấy phép xây dựng, là cơ sở dự báo cho lĩnh vực xây dựng tương lai, đã tăng lên 1.71 triệu đơn vị theo năm vào tháng 11. Nhu cầu về bất động sản mới, được thúc đẩy bởi lãi suất thế chấp thấp, thiếu lựa chọn trên thị trường thứ cấp và mong muốn có thêm không gian trong thời đại đại dịch, vẫn tồn tại bất chấp giá cắt cổ.
Theo các cuộc khảo sát, niềm tin của người xây dựng nhà đạt mức cao nhất trong 10 tháng vào tháng 12 do doanh số bán hàng cao hơn và lượng người mua tiềm năng lớn hơn.
Tuy nhiên, sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động đang ảnh hưởng đến năng lực của các nhà xây dựng.
Nhà xây mới một căn hộ tăng 11.3% trong tháng 11 lên 1.17 triệu đơn vị tính theo năm, số liệu cao nhất kể từ tháng 3. Nhà xây mới nhiều căn hộ, có chỉ số kém ổn định hơn, đã tăng gần 13% lên 506.000, đạt giá trị cao nhất kể từ tháng Hai năm ngoái.
Một dấu hiệu cho thấy các nhà xây dựng đang cắt giảm số lượng công trình dở dang là số lượng nhà một căn hộ đang xây đã tăng lên 752.000 vào tháng 11, số liệu cao nhất kể từ năm 2007.
Nhà xây mới một căn hộ ở các bang miền nam đã tăng 14.4% lên 701.000 tính theo năm, đạt mức cao nhất trong 15 năm. Các căn hộ đơn cũng trở nên phổ biến ở ba khu vực khác.
Ở các khu vực còn lại, báo cáo không mấy khả quan.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tháng 11 đã tăng cao hơn mức dự báo của tháng 10 từ 188.000 lên 206.000. Tức là nhiều hơn 6.000 đơn đăng ký so với kế hoạch của chính phủ. Đồng thời, tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm 150.000 người so với tháng trước.
Dữ liệu mâu thuẫn này có thể cho thấy sự thay đổi trong các chính sách nội bộ của các trung tâm việc làm. Có khả năng xảy ra trường hợp thắt chặt chính sách lợi ích và gia tăng số lượng đơn xin trợ cấp, dẫn đến hạ thấp con số này và giúp Fed biện minh cho việc tăng lãi suất.
Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn trong lĩnh vực sản xuất. Ví dụ, chỉ số PMI do chi nhánh Philadelphia của Cục Dự trữ Liên bang công bố chỉ đạt 19 điểm. Đó là hơn một nửa mức của tháng trước, vẫn ở mức không thể đạt được là 28 điểm.
Hoạt động sản xuất thậm chí còn giảm đáng kể, chỉ đạt 15 điểm so với dự kiến là 30 điểm. Tháng trước chỉ số này là 39 điểm. Chỉ số đơn đặt hàng mới tổng cộng chỉ đạt 13.7 so với khối lượng của tháng trước là 47 điểm.
Công suất sản xuất vẫn được sử dụng ở mức 76%, tuy nhiên sản xuất công nghiệp đã giảm 1.7% trong tháng 10 xuống còn 0.5%, là mức cực thấm trong tháng 11 năm 2020.
Mức giảm này chấm dứt các cuộc thảo luận về nền kinh tế tăng phát vì không có sự phục hồi thực sự: tổng sảng lượng công nghiệp hàng năm chỉ đạt 5.27% so với 5.29% vào năm ngoái (tính đến tháng 11 năm 2020). Có nghĩa là, năm nay Hoa Kỳ đã sản xuất hàng hóa tích lũy thậm chí còn ít hơn so với năm ngoái.
Tuy nhiên, chỉ số Dịch vụ ISM gần như đạt 58 điểm như dự kiến, chỉ thiếu nửa điểm. Trong các số liệu khác, lĩnh vực này có vẻ ít bị ảnh hưởng nhất.
Chỉ số sản xuất là 57.8, thấp hơn 0.8 điểm so với dự báo và thấp hơn nửa điểm so với số liệu tháng trước.
Đây là dữ liệu tiêu cực, cho thấy hoạt động sản xuất bị đóng băng do biến thể mới Omicron. Việc này cũng có thể đã ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất.
Hơn nữa, tháng 12 luôn là một tháng đầy biến động khi nhiều người đi nộp thuế, thưởng và cổ tức, trong khi các cửa hàng thì chất đầy quà tặng cho khách hàng. Các nhà bán lẻ đã mua các mặt hàng để ăn mừng, vì vậy sự suy thoái này không có gì đáng ngạc nhiên.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ bất động sản có thể là do việc phòng ngừa rủi ro lạm phát cũng như sự gia tăng lãi suất sắp diễn ra, điều này sẽ làm tăng lãi suất thế chấp cuối cùng.
Những con số này có khả năng ảnh hưởng đến quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed trong quý tới giống như Ngân hàng Trung ương Anh đã làm ngày hôm nay, buộc các quan chức phải gấp rút áp đặt các hạn chế mới bất chấp biến thể Omicron.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tổng hợp đảo chiều và bắt đầu giảm vào đầu phiên giao dịch Mỹ. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vẫn đang tăng, tuy nhiên mức tăng đang chậm lại.